Quy trình cắt băng khánh thành chuyên nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)

Các sự kiện khai trương khánh thành ngày càng trở nên hoành tráng hơn để thu hút sự quan tâm của đông đảo khách mời và truyền thông. Trong buổi lễ này, không thể không có nghi thức cắt băng khánh thành.

Tuy nhiên, để tổ chức một buổi lễ thành công là không hề dễ dàng, hãy cùng Sao Việt Event tìm hiểu về những lưu ý quan trọng cũng như quy trình cắt băng khánh thành trong bài viết này nhé.

1. Những lưu ý trong nghi thức cắt băng khánh thành

Lựa chọn ngày và giờ tổ chức cắt băng khánh thành

Ngày tổ chức chương trình lễ cắt băng khánh thành. Việc lựa chọn ngày cắt băng khánh thành sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian hoàn thành dự án, điều kiện thời tiết, lịch trình của các khách mời. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm tổ chức, bạn có thể lựa chọn ngày cắt băng khánh thành vào các ngày sau đây:

  • Các ngày cuối tuần như thứ 7 hoặc chủ nhật để tiện cho khách mời tham dự.
  • Các ngày chẵn như mùng 4, mùng 6, mùng 8,… để thể hiện cho sự tròn đầy của sự kiện.
  • Tránh các ngày xấu như ngày “Tam nương” hay các ngày âm lịch mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27.
  • Tránh các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh và các ngày lễ khác để tránh xung đột với những sự kiện đang diễn ra gây ảnh hưởng đến lượng người tham gia.
Lựa chọn ngày giờ tổ chức phù hợp
Lựa chọn ngày giờ tổ chức phù hợp 

Giờ tổ chức chương trình lễ cắt băng khánh thành. Trong quá trình chọn giờ tổ chức lễ cắt băng khánh thành, cần lưu ý các điểm sau:

  • Nên lựa chọn các khung giờ từ 9h sáng đến 11h sáng hoặc từ 1h chiều đến 3h chiều theo giờ địa phương.
  • Tránh các giờ cao điểm có lưu lượng giao thông đông đúc, để đảm bảo khách mời không bị chậm trễ trong việc di chuyển đến địa điểm.
  • Nếu có thể, nên lựa chọn giờ mệnh tốt và phù hợp với gia chủ, nhằm mang lại may mắn và thành công cho sự kiện khai trương.

>>> Xem thêm: Quy trình tổ chức lễ khánh thành nhà máy chuyên nghiệp

Số lượng người tham gia

Số lượng người tham gia trong các nghi thức của doanh nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mục đích của nghi thức đó. Thông thường, số lượng người tham gia vào nghi thức cắt băng khánh thành sẽ bao gồm đại diện của công ty, các vị khách quan trọng, cơ quan chức năng và đối tác. Theo quan niệm truyền thống thì thường chọn các con số như 5, 6, 8, 9, 10, 12 để phù hợp với số lượng người tham gia trong nghi thức cắt băng khai trương khánh thành. 

Chuẩn bị lễ vật

Ý nghĩa của câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” là cho rằng để đạt thành công, bên cạnh kế hoạch và sắp đặt cẩn thận còn cần có sự giúp đỡ từ thần linh. Do đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các lễ vật để lễ cúng, xin phép với thần linh và thổ địa, đảm bảo sự thành công cho buổi lễ và công việc kinh doanh sau này.

Để chuẩn bị cho buổi lễ, các lễ vật cần được sắp xếp cẩn thận, bao gồm cả lễ ngọt và lễ mặn. Lễ ngọt gồm trầu cau, hoa tươi, mâm ngũ quả, củ cải trắng với lá tươi, gạo, bánh kẹo, đồ uống như rượu hoặc trà, nến (tránh dùng màu đen, nên sử dụng nến đỏ), nhang, vàng mã, kéo cắt và dải khăn khánh thành được làm từ một tấm vải đỏ. Lễ mặn bao gồm một con gà luộc, miếng thịt lợn hoặc một con heo sữa quay cùng một con cá và phải có kèm theo cơm trắng và bộ bát đũa. 

Chuẩn bị lễ vật
Chuẩn bị lễ vật

>>> Đọc thêm: Mẫu kế hoạch tổ chức lễ khánh thành chi tiết nhất

2. Quy trình thực hiện lễ cắt băng khánh thành

Các dụng cụ cần chuẩn bị

Để đảm bảo sự trang trọng và thu hút sự chú ý của khách mời trong buổi lễ khai trương khánh thành, việc chuẩn bị bộ dụng cụ để cắt băng là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Thời khắc cắt băng được coi là nghi thức thiêng liêng nhất của buổi lễ, vì thế nó cần được sắp xếp kỹ lưỡng. Bộ dụng cụ cắt băng khai trương phải đảm bảo đầy đủ bao gồm:

  • Khay đựng: Khay này được làm bằng chất liệu sáng bóng, tinh tế và chuyên nghiệp, thể hiện sự sạch sẽ và mới mẻ. Chức năng của khay là để đựng cây kéo tay vàng Long Phụng cùng với găng tay trắng.
  • Khăn phủ đỏ có viền vàng: Dùng để phủ lên khay đựng.
  • Dải băng đỏ gắn hoa: Dải băng phải là màu đỏ bởi theo quan niệm của người phương Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn và thành công. 
  • Kéo có tay chuôi vàng: Sử dụng cây kéo tay vàng họa tiết Long Phụng sang trọng. Cây kéo này phải đảm bảo độ sắc bén để có thể cắt băng dễ dàng.  
  • Găng tay trắng sang trọng: Được sử dụng cho người đại diện cắt dải băng đỏ.  
  • Bàn để đặt băng: Đây là nơi để băng khánh thành và các vật dụng liên quan. 
  • Băng rôn, khẩu hiệu: Dùng để trang trí và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. 

Thiết bị âm thanh và ánh sáng: Phục vụ cho các phần tiết mục trong buổi lễ. 

Kéo có tay chuôi vàng
Kéo có tay chuôi vàng 

>>> Tham khảo: Ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức lễ khánh thành

Quy trình cắt băng khánh thành

  • Sắp xếp, bày biện lễ vật và thực hiện nghi thức dâng hương: Trước khi khởi động lễ cắt băng, các thành viên nhân sự cần phối hợp tiến hành sắp xếp các lễ vật cúng cho đúng và chuẩn bị tốt nhất có thể. Sau đó, họ sẽ dâng hương để cầu nguyện sự bảo trợ và may mắn từ thần linh, mong muốn cho sự thành công của doanh nghiệp.
  • Treo bảng hiệu trong quá trình tổ chức lễ: Sau đó cần treo bảng hiệu để thông báo với khách mời về thông tin sự kiện của công ty. Bảng hiệu cần được treo ở các vị trí dễ thấy và thuận tiện cho khách tham dự. Nếu có nhiều bảng hiệu, cần phải phối hợp để đảm bảo việc này được thực hiện một cách hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quảng cáo, truyền thông của công ty. 
Quy trình cắt băng khai trương
Quy trình cắt băng khai trương
  • Thực hiện lễ cắt băng khánh thành: Trong lễ khánh thành, chủ doanh nghiệp cùng với những vị khách quan trọng sẽ tham gia vào nghi lễ cắt băng. Đồng thời, đội ngũ PG sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ để họ có thể thực hiện nghi thức cắt băng một cách trang trọng và chuyên nghiệp nhất.
  • Chủ doanh nghiệp phát biểu: Sau khi thực hiện nghi lễ cắt băng, chủ doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư sẽ có chia sẻ đôi lời, chào đón và bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hiện diện và ủng hộ của tất cả mọi người trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
  • Mời khách vào tham quan: Sau khi kết thúc nghi lễ cắt băng, đại diện doanh nghiệp sẽ mời một số khách mời quan trọng vào bên trong công trình để tham quan và có cơ hội tìm hiểu thêm về sản phẩm mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư sẽ có dịp giao lưu, tiếp xúc, trao đổi ý kiến với các khách mời quan trọng. 
  • Dùng tiệc mừng: Sau khi các bước trên đã được hoàn thành, tiệc sẽ được tổ chức để mọi người có thể thưởng thức đồ ăn và uống nước. Tiệc cũng là cơ hội để khách mời có thể trò chuyện và tạo thêm mối quan hệ. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình tiệc phù hợp sẽ được xác định dựa trên số lượng khách mời, không gian tổ chức và phong cách của doanh nghiệp. Các loại hình tiệc phổ biến có thể bao gồm: tiệc Finger Food, tiệc Buffet, tiệc bàn tròn (Alacarte) và tiệc Cocktail. 
Kết thúc nghi thức cắt băng khai trương
Kết thúc nghi thức cắt băng khai trương

Trên đây là bài viết của Sao Việt Event về quy trình cắt băng khánh thành. Hy vọng dựa vào những thông tin mà chúng tôi cung cấp, quý khách sẽ có một buổi lễ khai trương khánh thành thật thành công và ấn tượng. Ngoài ra, nếu bạn cần một kịch bản chất lượng, một chương trình sự kiện hoành tráng, sôi động, ý nghĩa với chi phí vô cùng ưu đãi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các gói dịch vụ tốt nhất nhé. 

Thông tin liên hệ 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN NGÔI SAO VIỆT 

Địa chỉ: Liền kề 26 ô số 36, Khu Đô Thị Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Hà Nội 

Điện thoại: 096 970 19 86 

Email: ngoisaoviet.com.vn@gmail.com 

Website: saovietevent.vn 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0969701986